Sân bay Long Thành: Kế hoạch khai thác, tiến độ xây dựng và cơ hội phát triển bất động sản

Chia sẻ tin này:

Sân bay Long Thành (Long Thanh International Airport) là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về hướng Đông. Kéo theo đó, triển vọng hình thành các khu đô thị quanh dự án sân bay Quốc tế Long Thành đang kích thích dòng vốn của nhiều nhà đầu tư, đón đầu cơ hội để gia tăng giá trị. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những chia sẻ ngay dưới đây!

Giới thiệu chung về sân bay Long Thành

Phối cảnh sân bay Quốc tế Long Thành
Phối cảnh sân bay Quốc tế Long Thành

Bối cảnh ra đời

Hiện nay, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn. Trong khi đó, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa di chuyển tăng trưởng mỗi năm khoảng 15-20%. Do đó, chính phủ nhận thấy cần có một sân bay với quy mô lớn khác, đây là lý do khiến hình thành nên sân bay Long Thành.

Thời gian phê duyệt dự án

Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ–TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (một nhà ga công suất 25 triệu khách/năm, một đường cất hạ cánh 4000 m x 75 m, một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m, và các công trình liên quan khác), dự kiến triển khai công tác thiết kế và hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2020-2025

Kinh phí xây dựng

Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn như quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD.

Thiết kế sân bay Long Thành

Về thiết kế sân bay Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã triển lãm và quyết định lựa chọn thiết kế với hình ảnh bông sen cách điệu. Ngoài ra, khu vực  nhà để xe ngoài trời, mái che sử cho công viên cây xanh và hồ nước cũng được lấy ý tưởng hoa sen. Việc bố trí mái nhỏ tại khu vực cầu cạn cũng được xếp như hình bông hoa, đem lại niềm tự tôn dân tộc.

Các giai đoạn của dự án

Việc xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành được chia làm 3 giai đoạn, các giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
  • Giai đoạn 3: Sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2035 sẽ hoàn thành.

Vị trí địa lý

Sân bay Đồng Nai – Long Thành sở hữu vị trí đắc địa, thuận tiện trong giao thông và giúp giải phóng sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất:

Vị trí của sân bay Long Thành

Sân bay lòng thành ở đâu? Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc, cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và gần thị trấn Long Thành.

Vị trí của sân bay Long Thành
Vị trí của sân bay Long Thành

Các tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành

Theo Bộ Giao thông – Vận tải cho biết, theo quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ đến vị trí sân bay Long Thành sẽ có 4 tuyến đường được đầu tư và xây dựng mới, cụ thể như sau:

  • Tuyến số 1: Đây là tuyến  kết nối đường trục chính Cảng hàng không quốc tế Long Thành với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51 và đường tỉnh lộ 25C có chiều dài 3.8km. Tuyến đường này có quy mô với 10 làn xe ở phần đường chính và 6 làn xe đô thị song hành.
  • Tuyến số 2: Đây là tuyến kết nối tuyến số 1 đến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có chiều dài 3.5km, với quy mô 4 làn xe.
  • Tuyến số 3: Tuyến đường này kết nối trục chính đầu phía đông sân bay với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với chiều dài 8.5km.
  • Tuyến số 4: Tuyến đường này kết nối đường số 3 đến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây với chiều dài 3km. Hai tuyến đường 3, 4 sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô 8 làn xe.
Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F
Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F

Quy mô của sân bay Long Thành

Diện tích sân bay

Dự án có tổng diện tích 5.364ha, trong đó phần diện tích làm sân bay 5.000ha và tái định cư trên 364 ha.  Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha)

Công suất hoạt động

Theo quy hoạch sân bay Long Thành, sau khi hoàn thành sân bay sẽ có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế, 4 nhà ga có công suất 100 triệu khách/năm.

Các thông số kỹ thuật

Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất) hoặc cao hơn tiêu chuẩn của ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế). Dự án triển khai theo 3 giai đoạn chính 2019 – 2025, 2025 – 2035, 2035 – 2050 và sau 2050. 

Bản đồ quy hoạch của sân bay Long Thành

Sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai - Long Thành
Sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai – Long Thành

Kế hoạch khai thác cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngày 25/06/2016, Quốc hội ra nghị quyết chủ trương đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành trên diện tích 5.000ha, bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sân bay, đất quốc phòng cùng các hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, công trình thương mại. Quy mô đầu tư xây dựng đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Quy mô đầu tư xây dựng đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. 

Ngày 05/01/2021, thủ tướng phát lệnh khởi công sân bay Long Thành giai đoạn 1 và yêu cầu chậm nhất năm 2025 phải đưa vào khai thác. Được giao làm chủ đầu tư, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cam kết đến tháng 12/2025 sẽ hoàn thành các hạng mục công trình giai đoạn 1 và đưa sân bay vào khai thác. 

Tổng công ty đưa ra các cột mốc chính thực hiện trong giai đoạn 1 bao gồm rà phá bom mìn, xây dựng tường rào, san lấp mặt bằng, thiết kế kỹ thuật, xây nhà ga hành khách cùng các tuyến đường kết nối sân bay và cao tốc TP.HCM – Long Thành –  Dầu Giây…

Những thuận lợi của sân bay Long Thành

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế và 20% khách quốc nội. Trong khi đó, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.

Vị trí của Việt Nam so với các nước trong khu vực

Việt Nam được đánh giá có vị trí địa – kinh tế và địa – chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. 

Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.

Vị trí của sân bay so với các tỉnh thành 

Sân bay Long Thành tọa lạc tại  xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, việc di chuyển đến các khu vực lân cận như Đà Lạt, Sài Gòn, Nha Trang… khá đơn giản. Việc này cũng góp phần gia tăng lượng khách du lịch, đồng thời kinh tế – thương mại tại khu vực sẽ phát triển hơn.

Vị trí dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành
Vị trí dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành

Ảnh hưởng của sân bay Long Thành

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, mở ra sự phát triển kinh tế của vùng và cả đất nước.

Cơ hội phát triển vùng Đông Nam Bộ

Theo thống kê, trong số 5.000ha đất làm dự án sân bay có tổng cộng 2.932ha đất của 5.541 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất phải thu hồi, Trong đó, có 4.330 hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa trắng và thuộc diện phải bố trí tái định cư vào khu dân cư, tái định cư Lộc An – Bình Sơn. 

Dự án sân bay Long Thành có quy mô rất lớn, có sự đồng thuận của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương để hoàn thành các thủ tục đầu tư. Do đó, việc tiến hành thi công dự án phải được thực hiện chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ, đúng thiết kế đã được phê duyệt, không vượt mức tổng đầu tư để có thể đưa sân bay hoạt động vào năm 2025 như tiến độ đã đề ra.

Thực tế cho thấy, hiện tượng quá tải ở các sân bay ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc kinh doanh, gia tăng chi chi phí từ đó tác động tiêu cực đến đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Do đó, việc xây dựng sân bay Long Thành góp phần phát triển vùng Đông Nam Bộ, cụ thể giúp thu hút du lịch, tạo giá trị gia tăng cho các ngành nghề và lĩnh vực khác cùng phát triển. 

Song song với việc xây dựng sân bay Long Thành, các khu đô thị, dịch vụ cũng phát triển theo. Đặc biệt, việc kết nối sân bay với 3 tuyến đường bộ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và 2 tuyến đường sắt Bắc – Nam, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành cùng các tuyến khác cũng đang được tiến hành tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy cơ cấu kinh tế giúp phát triển vùng Đông Nam Bộ và các khu vực khác.

Sự phát triển của bất động sản

Theo thông tin của các chuyên gia tư vấn bất động sản, nhu cầu nhà ở tại Long Thành đang tiếp tục gia tăng, tính thanh khoản trên thị trường cũng ở ngưỡng khá cao. Với dự án sân bay Long Thành đang được khởi công xây dựng sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo “đòn bẩy” cho bất động sản khu vực phát triển.

Những dự án có vị trí xung quanh trục sân bay Long Thành chắc chắn sẽ là mối quan tâm đầu tiên của khách hàng và các chủ đầu tư. Nguyên nhân vì nếu để an cư họ sẽ tận hưởng trọn vẹn những tiện ích ngoại khu, nếu để kinh doanh cũng mang lại lợi nhuận tốt hơn. 

Để giúp quý khách hàng và các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể nhất, kênh thông tin bất động sản MoveLand.vn xin gửi đến bạn các dự án bất động sản đã thực hiện và sẽ thực hiện quanh sân bay Long Thành:

  • Khu dân cư TD One: Tọa lạc tại đường số 1, xã Long Phước do Công ty Cổ phần Địa ốc Hải Sơn làm chủ đầu tư, trên khu đất 49.069,7m2, với tổng số 230 nền đất có diện tích từ 111,35m2 – 177,66m2.
  • Đất nền Century City Long Thành: Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi đầu tư và Địa ốc Kim Oanh phát triển trên khu đất 49,8 ha, với tổng số 2.150 sản phẩm gồm đất nền, nhà phố, biệt thự và khu căn hộ cao tầng.
  • Khu dân cư Gem Sky World: Đây là dự án với các sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự  tọa lạc tại xã Long Đức. Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An đầu tư xây dựng trên khu đất 92,2 ha, với tổng số 4.026 sản phẩm.
  • Rich City: Tọa lạc tại Đại lộ Long Đức (xã Long Đức), dự án Rich City do Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đất Nam làm chủ đầu tư với tổng diện tích 30.820m2. Dự án cung cấp ra thị trường 170 nền có diện tích từ 100m2 – 200m2.
  • Long Thành Central: Dự án được  quy hoạch trên khu đất 46.910,7m2, tọa lạc tại xã Bình Sơn do Công ty TNHH Phát triển nhà Thịnh Phú làm chủ đầu tư. Dự án với tổng số 197 lô đất nền có diện tích từ 100m2 – 200m2.
  • Airport New Center: Dự án do Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Trường Đạt làm chủ đầu tư. Khu dân cư được quy hoạch trên diện tích khoảng 20ha, được chia làm 5 phân khu với tổng số 1.000 nền đất có diện tích từ 81m2 – 150m2.
  • Khu dân cư An Phước 2: Khu dân cư được quy hoạch trên tổng diện tích 30.820m2, với tổng số 170 nền đất có diện tích 100m2 – 200m2 do Công ty Cổ phần Bất động sản Vi Như làm chủ đầu tư.

Việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giúp thị trường bất động sản tại khu vực này bùng nổ. Bên cạnh đó, những động thái quyết liệt của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai nhằm đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng đã tạo nên sức nóng đối với thị trường bất động sản tại đây. 

Theo khảo sát giá đất sân bay Long Thành mới nhất trung bình từ 18-20 triệu đồng/m2 tùy từng khu vực cụ thể. Tại các vị trí trọng điểm như đường D3 ngay sát chợ mới Long Thành, khu vực trung tâm An Phước,  Bình Sơn và Long Đức giá bất động sản cũng không có xu hướng hạ nhiệt. 

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

Dự án sân bay Long Thành đã tạo cú hích thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà còn khu vực Đông Nam Bộ cả nước. Trên thực tế, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, đời sống người dân có nhiều sự thay đổi. Đầu tiên đó là việc chuyển dịch việc làm từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác như du lịch, dịch vụ – tài chính. 

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, ngay từ khi sân bay chưa khởi công, số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh nhiều hơn trước. Khi sân bay hoạt động với hệ thống giao thông được kết nối hoàn chỉnh, chắc chắn sẽ kích thích thu hút đầu tư vào khu vực Đông Nam Bộ.

Phối cảnh dự án sân bay Long Thành
Phối cảnh dự án sân bay Long Thành

Phát triển công nghệ

Dự án sân bay Long Thành được đầu tư chính là cơ hội phát triển công nghệ cao, tạo lợi thế để tỉnh Đồng Nai phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu. Tỉnh Đồng Nai sẽ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, giao thông với các huyện xung quanh – kết nối 2 trục giao thông liên kết các huyện với hạ tầng sân bay, như tuyến tỉnh lộ 763 từ Xuân Lộc vòng phía sau sân bay đi quốc lộ 51 và Định Quán với cao tốc TPHCM – Dầu Giây để tăng thêm cơ hội phát triển công nghiệp – dịch vụ các huyện một cách tốt hơn.

Thuận lợi cho ngành du lịch trong nước 

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải lớn cho sân bay Tân Sơn Nhất, đồng nghĩa với việc kẹt xe quanh sân bay này. Đây cùng là cơ hội lớn để phát triển du lịch đến các tỉnh thành lân cận như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu…. 

Tuy nhiên, cần sớm có đường sắt đô thị trên cao để nối liền 2 sân bay với nhau và tăng cường hệ thống giao thông kết nối, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông qua sân bay như cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3 và cầu Cát Lái để giảm áp lực cho giao thông qua nội đô TPHCM (tại khu vực cảng Cát Lái, quốc lộ 1 qua huyện Bình Chánh, quốc lộ 22 qua 2 huyện Hóc Môn, Củ Chi).

Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành mới nhất 2021

Tiến độ xây dựng sân bay

Dự kiến Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ hoàn thành chậm nhất vào năm 2025. Tuy nhiên, việc thi công dự án hiện nay đang gặp một số vấn đề giải phóng mặt bằng nên có phần ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Theo nghiên cứu tiền khả thi, diện tích đất xây sân bay giai đoạn 1 là 1.165 ha. Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu đã tư vấn kiến nghị mở rộng lên 1.810 ha. 

Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành - Tỉnh Đồng Nai
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành – Tỉnh Đồng Nai

Những tồn đọng gây chậm tiến độ dự án

Dự án xây dựng sân bay Long Thành đang được đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu hoàn thành chậm nhất vào năm 2025. Tuy nhiên, dự án vẫn còn gặp nhiều bất cập, có thể kể đến đó là việc mua bán đất giấy tay sân bay Long Thành. 

Đây là vấn đề rất khó xử lý trong thời gian qua, những trường hợp không xác định được nơi cư trú của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người nhận chuyển nhượng bằng “giấy tay” đang sử dụng, giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng của khu đất thu hồi (bản chính) thì huyện Long Thành kiểm kê tài sản cho người trực tiếp sử dụng đất.

Đồng thời, huyện cũng đưa thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. Tính đến thời điểm này, tại khu vực xây dựng sân bay Long Thành, ngành chức năng đã thống kê có khoảng 50ha đất của gần 100 hộ thuộc diện mua bán, cho tặng bằng “giấy tay”. 

Tổng kết

Sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Thị trường bất động sản cao cấp tại đây cũng đã trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực. Nếu quý khách hàng bà các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án bất động sản xung quanh khu vực sân bay Long Thành, không thể bỏ qua kênh thông tin bất động sản trực tuyến MoveLand.vn. 

Công ty TNHH MoveLand là thương hiệu bất động sản uy tín và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực: sàn giao dịch bất động sản, nhà đầu tư và phát triển bất động sản thương mại. Nhà môi giới địa ốc MoveLand không chỉ giúp các chủ đầu tư mua bán nhà đất, ký gửi bất động sản mà còn là sàn tư vấn bất động sản xuất sắc nhất hiện nay. 

Đồng thời, MoveLand cũng là đối tác lâu dài của nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam như Tân Hoàng Minh Group, Sun Group, CEO Group, Novaland, VinGroup…. Chính vì vậy, quý khách hàng và chủ đầu tư sẽ an tâm khi lựa chọn Moveland.

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Trả lời

Vietnamese English