Cây trâm hay còn gọi là cây vối rừng là loại cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Trước đây, cây trâm thường mọc dại ven rừng, được người ta hái quả để ăn. Nhưng ngày nay, cây được trồng ở trong sân vườn nhằm đem đến ý nghĩ tốt đẹp về phong thủy.
Mục lục
Giới thiệu về cây trâm
Cây trâm được xếp vào danh mục những loại cây xanh hiếm và quý ở Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến loại cây cảnh này.
Tổng quan về cây trâm
Cây trâm hay còn được gọi với những cái tên khác như: cây mốc, cây vối rừng, cây vối,… Tùy theo cách gọi của người dân mà mỗi vùng miền loại cây cảnh này lại có những cái tên thường gọi khác nhau.
Tên khoa học của cây trâm vối là Syzygium cumini. Tên tiếng anh của cây trâm là Jamblon hay Jamelonier. Theo thông tin của từ điển bách khoa về các loại cây thì cây trâm thuộc chi Trâm (Syzygium) và có họ Đào Kim Nương (Myrtaceae).
Cây trâm rừng không chỉ phân bố ở các tỉnh miền Nam Việt Nam mà còn sinh sống ở rất nhiều nơi khác nhau của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là loài cây bản địa, có nguồn gốc từ các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Indonesia.
Đặc điểm của cây trâm
Sau đây là thông tin đặc điểm thực vật học và đặc điểm sinh thái của cây trâm:
Đặc điểm thực vật học
Đây là loại cây thân gỗ nhỡ, với độ cao trung bình từ 8- 20m, thân của cây trâm rừng có đường kính lên đến 50m, khá lớn. Vì đây là cây thuộc chi Trâm, nên nhiều khi bạn có thể nhầm lẫn loài cây này với cây mận roi, vì có hình dáng khá tương tự nhau.
Cành cây có màu trắng, xám khi khô, dạng hình trụ. Lá của cây có dạng hình elip, mọc đơn hoặc mọc đối xứng lẫn nhau trên các nhánh dài, phiến lá rộng và hẹp dần ở đầu lá.
Gỗ của loài cây này là gỗ cứng, vân gỗ rất mịn với tỷ trọng trung bình khoảng 0.68. Gỗ trâm với đặc điểm dễ gia công, ít mối mọt nên được nhiều người ưa chuộng để thiết kế thành các thiết bị nội thất trong nhà. Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng nên các đồ nội thất từ gỗ cây trâm ngày càng trở nên quý và hiếm hơn.
Hoa của cây tạo thành chùm, mỗi chùm hoa kéo dài đến tận 5cm. Thông thường, hoa trâm sẽ mọc ở các nách lá rụng, hoặc mọc ở trên các cành không lá và mọc ở cá cuối nhánh cây. Đài của hoa trâm có dạng hình đĩa không răng, hoa có 4-5 cánh, dính thành chóp với nhau. Đặc biệt hoa trâm có bầu nhụy hai buồng, vòi nhụy dài giống như tiểu nhụy cọng có đốt ở đáy.
Hàng năm, cứ vào cứ vào cuối tháng 3 đến tháng 6 âm lịch thì cây rừng bắt đầu ra trái. Trái trâm rừng có thể ăn được, quả chưa chín có màu xanh lục và chuyển dần màu theo thời gian, khi ăn có vị chát.
Quả trâm chín rồi có màu tím đen, bên ngoài phủ một lớp vỏ bóng loáng, có mùi thơm dịu nhẹ và hương vị chua chua, ngọt ngọt. Một số người cho rằng trái trâm chín khi ăn có hương vị gần giống quả mận roi. Thế nhưng quả trâm rừng nhỏ hơn, trái mọc thành chùm, quả có hình bầu dục thon tròn khá giống với trái oliu.
Đặc điểm sinh thái
Cây trâm là loại cây ưa ẩm, vì vậy thường trồng ở những nơi ẩm ướt, gần các nguồn nước. Cây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, dù là đất tơi xốp hay các loại đất cát ít dinh dưỡng.
Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức độ tương đối nhanh, mất vài năm thì cây mới trưởng thành. Cây rất ít sâu bệnh vì thế không yêu cầu phải có người chăm sóc, phân bón thường xuyên.
Tác dụng của cây trâm
Không chỉ đơn giản là loại cây gỗ cho quả dại ăn được mọc ở ven suối, ven rừng, cây trâm còn mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích. Cây là một trong những giống cây cảnh có thể lấy gỗ, lấy quả ít được biết đến ở Việt Nam với nhiều tác dụng bất ngờ
Tác dụng làm cảnh
Cây trâm là loại cây thân gỗ, với dáng cây cao, thân to và tán lá rộng nên rất thích hợp để trồng trong các sân vườn. Cây là loại cây sống rất lâu vì thế được nhiều xí nghiệp, công trình xây dựng, khu chung cư,… lựa chọn trồng làm cảnh.
Loại cây này không chỉ có tác dụng che mát với tán lá rộng, diện tích che phủ lớn mà còn giúp điều hòa và thanh lọc không khí. Đặc biệt, cây là loại cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về sức khỏe và bình an đến cho gia chủ. Vì thế, người ta đã ươm và chiết trâm rừng về làm cảnh để phục vụ nhu cầu của mọi người.
Cây trâm với nhiều dáng trâm khác nhau thu hút nhiều sự chú ý và quan tâm từ những người yêu cây cảnh. Đối với những người biết thưởng trâm thì cây dáng càng đẹp thì lại càng có giá trị lớn. Người ta có thể bỏ ra từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng chỉ để sở hữu cây này.
Vẻ đẹp kiêu sa, mềm mại của trâm cảnh sẽ là điều đầu tiên mà khách chú ý khi ghé thăm nhà gia chủ. Chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ khen ngợi nếu gia đình bạn sở hữu một cây trâm đẹp và hiếm. Trâm cảnh đẹp đẹp sẽ mang đến cho cả không gian vẻ đẹp tuyệt vời mà ít loài cây nào có thể sánh bằng.
Tác dụng chữa bệnh
Quả trâm mốc có tác dụng hạ đường huyết và điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu chảy hiệu quả. Theo các chuyên gia, trong trái trâm có chứa anthocyanin, ngoài ra còn có các vitamin và nguyên tố vi lượng như vitamin A, vitamin C,… vô cùng phong phú. Nhờ đó, bổ sung trái trâm trong khẩu phần ăn còn giúp cho người bệnh hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày, trị tiêu chảy,….
Không những trái trâm giúp chữa bệnh mà lá trâm cũng là vị thảo dược quan trọng của các bài thuốc đông y chữa tiểu đường. Vỏ thân và vỏ cành to của cây vối có vị cay, đắng, hàn the với tính ấm sẽ giúp tiêu thực, chữa phong đờm và táo thấp.
Có thể nói, trâm vối đem lại rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhất là bệnh tiểu đường. Khi trâm kết hợp với một số loại thảo dược khác còn giúp điều trị về táo bón, rối loạn thần kinh, các bệnh về tuyến tụy và dạ dày.
Tác dụng khác
Cây trâm được xem là món quà thiên nhiên được ban tặng cho người dân nước ta khi đem đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Cây trầm không chỉ được trồng để làm cảnh hay để chữa bệnh mà còn đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân. Đối với đồng bào người Khmer ở tỉnh An Giang thì các vụ thu hoạch trái trâm mỗi năm đem lại nguồn thu kinh tế cho cả gia đình. Ngoài ra, gỗ trâm đỏ còn được sử dụng để làm mộc, sản xuất nhiều đồ nội thất cho các gia đình.
Những dáng cây trâm đẹp
Dưới đây là một số dáng cây trâm đẹp:
Ý nghĩa phong thủy của cây trâm
Cây trâm không chỉ là một loại cây phòng thủy thông thường mà còn mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Với dáng cao, gốc và thân cây to khỏe, hình dáng thanh tao, loài cây này đại diện cho sức sống mãnh liệt và bền bỉ. Vì thế, gia chủ khi trồng loại cây này sẽ được tiếp thêm các nguồn năng lượng tích cực, có một sức khỏe dẻo dai và đặc biệt không lo ngại chùn bước bất kỳ khó khăn nào.
Không những vậy, với phiến lá to, tán lá rộng, trâm vối luôn xanh lá đủ bốn mùa quanh năm. Vì thế, loại cây này mang lại giá trị trường tồn, báo hiệu sự xanh tươi và may mắn cho gia chủ. Với đặc điểm này, khi trồng cây trâm trong nhà cũng giúp gia đình bạn thanh lọc không khí, hút bụi bẩn, đặc biệt đối với những khu xây dựng nằm trong các thành phố lớn.
Theo các chuyên gia phong thủy, thì với sức sống mãnh liệt trâm vối vối còn đem đến tác dụng xua đuổi tà ma, vận rủi trong gia đình. Trồng cây trong vườn nhà sẽ giúp thu hút tiền tài, vận may trong nhà và mang đến sự thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trâm
Cây trâm là loại cây có khả năng thích nghi với môi trường sống khá tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc và tốc độ sinh trưởng của cây cũng tương đối nhanh.
Thời gian trồng: nên trồng vào đầu mùa xuân (đối với khu vực miền bắc), hoặc trồng vào đầu mùa mưa ( đối với khu vực miền Nam). Bởi lẽ, đây là loại cây ưa ẩm nên cần phải trồng vào lúc thời tiết mát mẻ, có nhiều mưa.
Vị trí trồng: Có thể trồng cây ở bất kỳ nơi đâu, nhưng nên ưu tiên trồng gần các nguồn nước như ven sông, ven hồ. Nếu không có điều kiện gần nguồn nước thì bạn cần phải thường xuyên tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
Đất trồng là loại đất canh tác thông thường, không yêu cầu có quá nhiều dinh dưỡng nhưng cần phải thoát hơi nước tốt.
Chuẩn bị hố trồng cây: Bạn cần chuẩn bị đào hố khoảng trước 1 tháng, hố trồng cần phải được rắc vôi, dọn sạch cỏ và bón thêm phân xanh, mùn, xơ dừa hoặc một số loại phân hữu cơ khác. Như vậy sẽ giúp diệt mọi sâu bệnh và đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Lưu ý, trâm vối là giống cây trồng ưa ẩm ướt. Vì thế bạn cần tưới nước cung cấp đủ lượng nước độ ẩm cho cây ở giai đoạn mới trồng.
Có nên trồng cây trâm trong sân vườn?
Chắc hẳn bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: Có nên trồng cây trâm trong sân vườn? Nên trồng, vì đây không chỉ là loại cây đem lại các ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy mà còn có nhiều giá trị thiết thực về: chữa bệnh, lấy trái cây, lấy gỗ,…
Cây trâm thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi, thế nhưng nếu bạn muốn tìm mua loại cây này ở địa chỉ cung cấp cảnh uy tín thì có thể chọn MoveLand.. Đây là trang thông tin về thiết kế sân vườn với các dịch vụ mua bán cây xanh, cây phong thủy đa dạng, nhiều chủng loại và chất lượng cao.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến cây rừng, biết được tác dụng và ý nghĩ phong thủy của loại cây này. Nếu muốn tìm mua để trồng cây trâm cho gia đình mình bạn có thể truy cập vào MoveLand.vn.