Những Điều Cần Biết Trước Khi Trồng Cây Gỗ Pơ Mu

Chia sẻ tin này:

Cây gỗ pơ mu là một loại cây đang được ưa chuộng và ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Pơ mu không chỉ cho gỗ tốt thẩm mỹ cao, mà còn rất tốt cho sức khỏe. 

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp những bạn đang có các thắc mắc về cây gỗ pơ mu là gì? Gỗ pơ mu làm đồ vật trang trí phong thủy có tốt không? Và những công dụng và ứng dụng của gỗ pơ mu trong đời sống?

Giới thiệu về cây gỗ pơ mu

Sau đây sẽ là một số thông tin giới thiệu tổng quan về cây gỗ Pơ mu:

  • Tên thường gọi: cây pơ mu
  • Tên gọi khác: Đinh hương, tô hạp hương, khơ mu (Hà Tĩnh), đỗ sam, đỗ thụ, thông dầu, thông hôi, mạy vạc (người đồng bào ở Lào Cai), hòng hè (người Ba Na ở Gia Lai, Kon Tum), mạy long lanh (người Thái ở thanh hóa và miền Tây Bắc), bách Phúc Kiến (Trung Quốc),…
  • Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn)
  • Họ: Hoàng đàn (Cupressaceae)
  • Gỗ pơ mu là một cây gỗ quý thuộc nhóm I trong các nhóm gỗ tại Việt Nam.
Cây gỗ Pơ mu làm đẹp cảnh quan
Hình ảnh cây Pơ mu làm đẹp cảnh quan đô thị

Có thể bạn quan tâm: Gỗ bạch tùng – gỗ làm nhà yến tốt nhất

Đặc điểm của cây gỗ pơ mu

Đặc điểm thực vật học

  • Cây Pơ mu là loài cây gỗ lớn, thân thẳng cao từ 25m – 30m, cây có tán hình tháp và không có bạnh ở gốc. 
  • Vỏ cây pơ mu có màu xanh nâu hoặc màu nâu xám. 
  • Lá pơ mu có hình vảy với 2 dạng là lá dinh dưỡng và lá sinh sản.
    • Lá dinh dưỡng có hai bên xòe rộng như hình mũi mác
    • Lá sinh sản (hay còn gọi là lá vảy) khá nhỏ có dạng vảy gần như xếp lớp và mọc đối xứng từng đôi. Các lá vảy giữa có đầu mũi lồi, lá vảy ở hai bên thì có đầu mũi tù hoặc nhọn. Mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới của lá có phấn màu trắng bạc.
  • Hoa đực và hoa cái của cây pơ mu cùng gốc. Nón đực mọc ở nách lá có hình trứng hoặc hình bầu dục dài khoảng 1cm. Nón cái thì mọc ở đầu, ngắn và những nón cái trưởng thành thường có hình cầu. 
  • Hoa pơ mu thường ra vào tháng 3 và tháng 4
  • Quả pơ mu có hình cầu với đường kính khoảng từ 2 – 2,5 cm. Quả pơ mu thường chín vào khoảng giữa tháng 11 đến đầu tháng 12, khi chín thường chuyển từ màu xanh sang màu vàng và cuối cùng là màu nâu sẫm. Chu kỳ quả sai khoảng từ 2 đến 4 năm. 
  • Hạt pơ mu: Những quả chín sẽ tách ra thành nhiều vảy quả, mỗi vảy quả có 2 hạt và mỗi hạt đều có cánh mỏng. Trong mỗi quả thường sẽ có từ 12 hạt – 18 hạt. Cây pơ mu cho hạt tốt ở độ tuổi từ 30 – 40 tuổi. 

Đặc điểm sinh thái

  • Cây pơ mu là loại cây lâu năm, với tuổi đời kéo dài được tới hàng trăm năm. Pơ mu sinh trưởng chậm và khi ở tuổi già thì cây thường rỗng ruột. 
  • Loại cây này thường mọc nông, có rễ cái không rõ rệt và rễ nhánh phát triển nhiều. 
  • Vỏ cây rất dễ bị tróc thành từng mảng nhỏ khi cây còn non. Khi cây già các vỏ trên cây thường có nứt theo chiều dọc, thịt vỏ có màu hồng và khi ngửi sẽ thấy có mùi thơm.
  • Cành cây thường mọc theo hệ thống cành nhánh nhỏ và nằm trên một mặt phẳng. 
  • Lá trên cây pơ mu thường mọc thành các cặp chéo hình chữ thập đối và các cặp mọc so le khoảng khách không đều đặn, thường mọc thành các vòng xoắn 4 trên cùng một mức. Các lá cây ở phần bên thường có hình dạng trứng hay giống viên bi. Còn các lá ở mặt có dạng mác ngược với đỉnh hình tam giác. Những cây non có lá lớn hơn cây già với độ dài từ 8-10mm và rộng khoảng 6mm.
Đặc điểm của cây pơ mu
Cây pơ mu là loài cây không chịu được bóng râm, sống tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa

Lợi ích và ứng dụng của cây gỗ pơ mu

Cây pơ mu được ứng dụng rất nhiều trong đời sống bởi chúng mang đến nhiều lợi ích cho con người như:

Gỗ pomu rất tốt, bền và màu gỗ pơ mu đỏ, vàng rất đẹp, thân cây thẳng rất dễ cưa xẻ. Khi chôn sâu dưới lòng đất hoặc ngâm ở dưới nước vài năm cũng không bị mối mọt. Hơn thế loại gỗ này còn có tác dụng xua đuổi côn trùng và có khả năng chống muỗi. Vậy nên gỗ pơ mu thường được ứng dụng nhiều trong xây dựng và thiết kế nội thất. Các sản phẩm được chế tác từ gỗ pơ mu có công dụng giúp điều hòa không khí, xua đuổi côn trùng, giúp tăng hiệu quả thư giãn cho người sử dụng.

Người ta thường sử dụng rễ, cành, ngọn, lá và mùn cưa của cây pơ mu để chưng cất thành tinh dầu dùng trong hóa mỹ phẩm và y học.

Một số hình ảnh cây gỗ pơ mu làm đẹp sân vườn

Người ta thường dùng gỗ pơ mu để làm vách nhà, nóc nhà, sàn nhà, trần nhà, làm các đồ vật thủ công mỹ nghệ như đồng hồ, vòng tay, điêu khắc tượng, điêu khắc tranh, làm bàn ghế, tủ, giường,… 

Sau đây là một số hình ảnh gỗ pơ mu được sử dụng để làm trang trí sân vườn:

Bộ bàn ghế gỗ pơ mu đẹp
Bộ bàn ghế gỗ pơ mu đẹp
Tượng phật đẹp được chế tác từ gỗ pơ mu
Tượng phật đẹp được chế tác từ gỗ pơ mu
Cây Tùng bonsai bằng gỗ Pơ mu cực đẹp
Cây Tùng bonsai bằng gỗ Pơ mu cực đẹp

Cây pơ mu thường được trồng ở đâu?

Pơ mu là loại cây ưa khí hậu mát mẻ và không chịu được bóng râm nên thường mọc ở các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi, nơi rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mọc trên các sườn núi và xen kẽ với một số loài cây lá rộng, lá kim khác như sồi, đỗ quyên, cau, hồi núi,… 

Tại Việt Nam cây pơ mu thường mọc nhiều trên các địa hình đất đá vôi hay đất gốc granit ở những nơi có độ cao từ 900m trở lên như: Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Nghệ an, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum,.. đến các tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.

Ý nghĩa phong thủy của cây pơ mu

Cây pơ mu đang nằm trong danh sách các cây gỗ quý hiếm cần được bảo tồn. Loại cây này hiện nay đang được rất nhiều người tìm mua về trồng để làm cây cảnh tạo bóng mát và tạo cảnh quan đẹp cho khuôn viên của nhà ở. Bởi vì nó có hương thơm và giúp chống muỗi, cũng như giúp gia chủ thư giãn giải tỏa được căng thẳng.

Cây pơ mu lấy gỗ
Với hình dáng cao, thẳng, tán hình tháp là tượng trưng cho sự phát triển, và đi lên giúp gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp và ngày càng phát đạt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gỗ pơ mu

Để trồng được cây pơ mu thì chúng ta cần áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thật khoa học. Hiện nay có 2 cách để trồng cây pơ mu phổ biến đó là trồng cây bằng hạt giống và tạo cây giống từ hom.

Cách trồng cây pơ mu từ hạt giống

Sau đây sẽ là các bước để trồng được cây gỗ pơ mu từ hạt giống:

  • Chọn cây làm giống: nên chọn những cây trội, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị cong quẹo hay sâu bệnh và cây có độ tuổi từ 30 – 40 năm. Những cây có đường kính D1.3 = 25 – 35 cm sẽ cho quả và hạt có chất lượng khá cao với tỷ lệ hạt chắc là 70%. Và số lượng quả trên cây đạt khoảng trên 30 kg.
  • Sau khi đã chọn được cây giống thì nên thu hái hạt giống vào khoảng giữa tháng 11. Sau khi thu hái quả pơ mu về thì đem phơi trong bóng râm từ 7 đến 10 ngày cho hạt được tách ra khỏi vỏ khoảng 90% thì tiến hành thu gom hạt. Nên sàng sảy để lựa chọn các hạt chắt và loại bỏ tạp chất đi rồi mới đem gieo hạt, ươm hạt hoặc đem bảo quản.
  • Nên gieo ươm hạt giống pơ mu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là tốt nhất. Vì đây là khoảng thời gian có độ ẩm cao và nhiệt độ khá ấm nên sẽ giúp hạt dễ dàng nảy mầm.
  • Trước khi gieo ươm hạt thì nên làm đất, cày bừa thật kỹ, đất tơi xốp ẩm. Làm luống đất trồng cây nên có bề mặt rộng khoảng 1m và chiều cao khoảng 20cm, các rãnh cách nhau khoảng 35cm. 
  • Khi đã lên luống trồng cây xong thì nên bón phân chuồng hoại mục trộn lẫn với phân N P K và rải đều lên mặt luống trước khi gieo hạt. Đồng thời nên xử lý bằng thuốc Benlát có nồng độ 0.05% để giúp chống nấm.
  • Hạt giống trước khi ươm trồng cần được xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm trong thời gian khoảng 4 giờ sau đó vớt ra để rữa chua bằng thuốc tím loãng 0,05%. Tiếp theo thì rửa lại bằng nước lã và đem trộn hạt với cát rồi gieo sẽ giúp đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
  • Khi gieo hạt nên vài đều trên mặt luống đất với tỷ lệ 0,3kg hạt/ 10m2 đất). Khi gieo hạt xong thì lấp một lớp đất mỏng bằng đất mịn, cát mịn có độ dày khoảng 0,5cm. 
  • Sau khi gieo hạt xong nên tưới nước hằng ngày 2 lít/ m2, để giúp hạt đủ ảm và dễ nảy mầm. Khi hạt nảy mầm thì cần phun 1 lần thuốc benlat có nồng độ 0.05% để phòng trừ nấm. Đồng thời cần phải nhổ cỏ và chăm sóc cây con trên mặt luống cho đến khi cây cao từ 8-10 cm thì có thể tiến hành nhổ và cấy vào bầu.

Cách tạo cây giống bằng hom/ giâm

Nên chọn giâm cây vào tháng 10, 11 và tháng 2, tháng 3 sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao lên đến 90%.

Cách giâm giống cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị nơi để giâm cây: nơi thoáng, mát, gần nguồn nước, thoát nước tốt. Và nên tránh xa các ổ dịch bệnh.
  • Chuẩn bị nguyên liệu giâm gồm: cát, vòm che nilon, mái che điều chỉnh độ tán che, thuốc khử trùng benlat, bình tưới, chất kích thích sinh trưởng AIB và dụng cụ cắt hom.
  • Chọn cành giâm là cành bánh tẻ ở những cây từ 3 đến 4 tuổi là tốt nhất. 
  • Sau khi cắt cành giâm thì cho vào nước rồi đem giâm ngay. Nên cắt hom với độ dài từ 7-10cm, sau đó ngâm vào trong thuốc khử trùng và xử lý bằng chất AIB giúp kích thích sinh trưởng.
  • Sử dụng nền cấy là cát, với mật độ cấy là 5 x 5cm
  • Sau khi cấy xong thì dùng vòm che nilon để che lại với độ tán che > 0.9
  • Tưới nước hàng ngày để giúp cây đủ độ ẩm, đến khoảng từ 2-3 tháng hom ra rễ TB > 5 và chiều dài của rễ > 5cm thì có thể chuyển ra bầu.
Giống cây gỗ pơ mu
Nếu muốn trồng trực tiếp với tỷ lệ sống cao hơn thì nên để hom từ 4 – 6 tháng khi thấy số lượng rễ nhiều và kích thước rễ dài hơn 10cm

Cây gỗ pơ mu có đắt không? Giá bao nhiêu?

Pơ mu có tính bền, chắc, chống mối mọt, chống cong vênh, nứt nẻ, được xếp vào nhóm cây gỗ quý tại Việt Nam. Vậy nên có rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến gỗ pơ mu có đắt không? 

Hiện nay gỗ pơ mu có giá dao động từ 20 triệu đến 25 triệu đồng/m3.

Ngoài ra, tùy theo độ tuổi gỗ, vùng khai thác và chất lượng gỗ để quyết định được mức giá chính xác của gỗ pơ mu.

Tổng kết

Gỗ pơ mu là một loại gỗ quý có giá trị rất cao về kinh tế nhờ sở hữu nhiều đặc tính nổi trội. Nếu bạn đang muốn trồng cây pơ mu để làm đẹp cảnh quan hoặc để trồng rừng lấy gỗ thì hãy lựa chọn những địa chỉ cung cấp dịch vụ mua bán cây xanh, cây cảnh uy tín chất lượng để mua cây cảnh!

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Trả lời

Vietnamese English