Huyện Lạc Dương: Giá nhà đất, cơ sở hạ tầng và xu hướng quy hoạch

Chia sẻ tin này:

Huyện Lạc Dương là một trong những huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây sở hữu diện tích tự nhiên lớn (1.316.3km2) và các đặc điểm dân cư, địa lý, kinh tế thuận lợi phát triển du lịch, bất động sản. Nếu các nhà đầu tư muốn khám phá chi tiết hơn về huyện lỵ tiềm năng này, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng ngay sau đây.

Tổng quan về huyện Lạc Dương

Lạc Dương là huyện vùng cao có thành phần dân cư đa dạng
Lạc Dương là huyện vùng cao có thành phần dân cư đa dạng

Huyện Lạc Dương có lịch sử hình thành từ năm 1979 sau khi ghép cụm 3 xã Đạ Long, Đạ M’Rông và Đạ Tông của huyện Đức Trọng. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên nên được ví như nóc nhà của cả vùng.

Lạc Dương có tổng cộng 6 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn được phân chia số lượng dân cư và diện tích lãnh thổ theo quyết định của chính phủ. Dưới đây là thông tin chi tiết về các xã, thị trấn tại Lạc Dương:

Đơn vị hành chính huyện Lạc Dương

STT Tên xã phương Mã bưu chính Dân số Diện tích Mật độ dân số
1 Thị trấn Lạc Dương 66206 7.942 người 70.61 km2 112 người/km2
2 Xã Đạ Chais 66211 1.560 người 341.17 km2 5 người/km2
3 Xã Đạ Nhim 66210 2.194 người 239.93 km2 9 người/km2
4 Xã Đạ Sar 66207 3.014 người 246.9 km2 12 người/km2
5 Xã Đưng K’Nớ 66209 1.169 người 165 km2 7 người/km2
6 Xã Lát 66208 1.933 người 217,14 km2 9 người/km2

Vị trí địa lý huyện Lạc Dương

Lạc Dương là một huyện vùng cao thuộc Cao Nguyên Lâm Viê. Huyện lỵ nằm ngay hai ngã ba giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng với Đắk Lắk – Khánh Hòa và Khánh Hòa – Ninh Thuận. Cả bốn mặt của Lạc Dương đều giáp với những khu vực trọng yếu như:

  • Đông Lạc Dương tiếp giáp huyện Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa.
  • Tây Lạc Dương giáp với huyện Lâm Hà và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nam Lạc Dương tiếp giáp với Thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
  • Bắc Lạc Dương giáp với huyện Lắk và huyện Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk.

Nhìn chung, Lạc Dương nắm giữ vị trí địa lý chiến lược  trong việc phát triển kinh tế vùng miền, giao thương hàng hóa và giao lưu văn hóa. Vì từ huyện lỵ này cư dân có thể di chuyển nhanh chóng đến các huyện khác nằm trong và ngoài tỉnh.

Dân cư

  • Dân số: Tính toàn huyện Lạc Dương dân số có tổng cộng 25.050 người.
  • Thành phần dân cư: Huyện lỵ là địa bàn sinh sống chủ yếu của các đồng bào dân tộc ít người như Chu Ru, Hoa, Thái, Ê đê, Nùng, Tày, Chăm với 4.244 hộ và 18.992 nhân khẩu.
  • Mật độ dân số: 16 người/km2.
  • Thu nhập trung bình: Tính đến năm 2020, thu nhập trung bình của người dân Lạc Dương vẫn nằm ở mức thấp nhất tỉnh Lâm Đồng là 20 triệu đồng/người.

Tài nguyên thiên nhiên

Huyện Lạc Dương có tài nguyên thiên nhiên phong phú
Huyện Lạc Dương có tài nguyên thiên nhiên phong phú

Không chỉ sở hữu quỹ đất tự nhiên rộng 1316,3 km2, Lạc Dương còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều nguồn tài nguyên quý giá khác như:

Tài nguyên đất

  • Đất bazan nâu đỏ: Loại đất này được hình thành trên các vùng đồi núi thấp của Lạc Dương. Tài nguyên đất bazan rất phù hợp để phát triển cây cà phê, cây chè và cây ăn quả.
  • Đất phù sa: Đất phù sa thường được bồi tụ tại các vùng thung lũng. Cư dân thường trồng các loại hoa màu ngắn ngày hoặc lúa nước trên các vùng đất phù sa.
  • Đất mùn: Các loại đất mùn có màu đỏ vàng được hình thành từ đá mẹ cung cấp thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây công nghiệp và nông nghiệp sinh trưởng tốt.

Tài nguyên nước 

  • Nước mặt: Lạc Dương được biết đến là nơi khởi nguồn của dòng sông Đa Nhìn, con sông cung cấp đến 80% lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Ngoài ra, vùng sơn nguyên Lạc Dương còn tạo ra dòng chảy mạnh hình thành nhiều sông, hồ, suối như hồ Đan Kia – Suối Vàng, thác Ankroet, thác 7 tầng, thác 9 tầng,…
  • Nước ngầm: Các mạch nước ngầm tại huyện Lạc Dương đa dạng về trữ lượng và độ tinh khiết. Những mạch nước này được chia ra làm 3 tầng chính là tầng chứa nước lỗ hổng, lỗ hổng khe nứt và tầng chứa nước khe nứt. Dự đoán tổng trữ lượng khai thác nước ngầm có thể đạt khoảng trên 30.000m3/ngày. 
Huyện Lạc Dương là nơi khởi nguồn của dòng sông Đa Nhìn
Huyện Lạc Dương là nơi khởi nguồn của dòng sông Đa Nhìn

Tài nguyên rừng 

Tính toàn huyện Lạc Dương, diện tích đất nông nghiệp chiếm 201.349 hecta trong tổng số 230.174 hecta. Hệ thống rừng nguyên sinh của huyện lỵ có trữ lượng lớn hàng chục vạn mét khối gỗ. Phổ biến nhất là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, rừng tre, trảng cỏ, trảng cây bụi,…

Huyện lỵ hiện có gần 2000 loài thực vật. Các loài động vật trong những cánh rừng bạt ngàn cũng cực kỳ phong phú gồm 300 loài chim, 100 loài bò sát lưỡng cư, hơn 80 loài thú lớn như voi, hổ, báo, cáo, sư tử,… Ngoài ra, nơi đây còn có hơn 100 loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam,… 

Tài nguyên khoáng sản

Tại huyện Lạc Dương có rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng như đá ông, cát vàng, sét và cả đất san lấp. Huyện lỵ cũng rất giàu các mỏ than bùn được quy hoạch với diện tích trên 40 km vuông.

Một số nguồn tài nguyên quan trọng khác ở Lạc Dương cần phải kể đến là Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và nhất là thiếc,… 

Tài nguyên du lịch 

Trong vài năm gần đây, ngành du lịch của Lạc Dương được đẩy mạnh phát triển theo đúng chỉ thị tận dụng các thế mạnh sẵn có của UBND tỉnh. Trong đó, các nguồn tài nguyên du lịch đáng kể ở huyện lỵ bao gồm:

  • Hệ thống rừng nguyên sinh nằm tại địa phận xã Đưng K’nớ và xã lát thuận lợi phát triển du lịch cảnh quan xanh và du lịch sinh thái.
  • Hệ thống thác nước mang vẻ đẹp kỳ vĩ hút hồn mọi du khách như Ankroet, thác 7 tầng, thác 9 tầng,…
  • Quần thể khu du lịch hồ thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo, Đạ Khai, Yann Tann Sienn cung cấp hoạt động vui chơi đa dạng như cắm trại, câu cá, chèo thuyền,…

Các trung tâm kinh tế, văn hóa và tiện ích của huyện Lạc Dương

Khu du lịch Langbiang
Khu du lịch Langbiang
  • Khu vui chơi giải trí: Khu du lịch văn hóa lễ hội Langbiang, khu du lịch sinh thái Dasar – Thủy điện Đa Nhim Thượng, khu du lịch thủy điện Đạ Khai, hồ Đan Kia – Suối Vàng, buôn văn hóa cổ K’Ho,…
  • Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Đạ Sar: Nơi đây được quy hoạch theo mô hình nông nghiệp kết hợp công nghệ cao trên diện tích rộng 220 hecta. Khu  nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để Lạc Dương triển khai dự án cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp sạch.
  • Trung tâm thương mại và cụm trợ: Huyện lỵ có khu chợ lớn ngay tại trung tâm thị trấn cung cấp hơn 10.000 mặt hàng khác nhau như may mặc, ẩm thực, đồ nông sản và đặc sản địa phương. Ngoài ra, còn có 5 chợ xã khác cũng hoạt động rất nhộn nhịp là chợ Chais, chợ Đạ Nhim, chợ Lát,… 
  • Bưu điện huyện: Lạc Dương có một bưu điện trung tâm và nhiều bưu điện vệ tinh đặt tại các xã nhỏ. Tính bình quân cứ 76 người sẽ có một máy điện thoại để sử dụng. Hệ thống bưu điện được quang hóa toàn bộ nhằm phục vụ nhanh nhất nhu cầu thông tin liên lạc của người dân địa phương
  • Giao thông đường bộ: Tại Lạc Dương, tỉnh Lộ 722, 723 đã được hoàn công xây dựng và đưa vào sử dụng. Hai tỉnh lộ này nối huyện lỵ với các khu vực khá như Đà Lạt, Đắk Lắk và cả Nha Trang. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 3 tuyến đường chính là Xã Lát – Đưng K’Nớ, thị trấn Lạc Dương – Đạ Sar và Cầu Phước Thành – KDL LangBiang được trải nhựa 25.5km. 
  • Hệ thống cầu cống: Tính chung cả huyện Lạc Dương có trên 20 cầu lớn nhỏ được xây dựng với kết cấu đa phần là bê tông cốt thép. Vì vậy, các tuyến đường liên huyện, liên xã lúc nào cũng được lưu thông thuận lợi.
  • Hệ thống điện: 6/6 xã và thị trấn của Lạc Dương có hệ thống lưới điện quốc gia đi qua. 31/33 thôn và khu phố của huyện lỵ được cấp điện sinh hoạt và sản xuất. Những nơi chưa có lưới điện được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. 

Bản đồ quy hoạch huyện Lạc Dương và thông tin quan trọng

Bản đồ quy hoạch của Lạc Dương
Bản đồ quy hoạch của Lạc Dương
  • Phân chia ranh giới lãnh thổ: Bản đồ quy hoạch huyện Lạc Dương phân chia ranh giới lãnh thổ giữa 5 xã và 1 thị trấn của huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương, xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar, Đưng K’Nớ và xã Lát.
  • Thay đổi đáng lưu ý: Mở rộng trung tâm Lạc Dương ra các thôn xã liền kề nằm ở phía Bắc và phía Tây thị trấn như Xã Lát và Đạ Sar,… Mục đích chính là tạo ra không gian đô thị có tầm vóc tương xứng với vị thế trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và du lịch của huyện. 
  • Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch toàn huyện để cơ cấu lại hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phục vụ cho sự phát triển dân số trong tương lai. Xác định lĩnh vực mũi nhọn cần được ưu tiên hàng đầu để tăng lợi thế cạnh tranh của vùng.
  • Thời gian quy hoạch theo bản đồ hành chính: Từ nay đến hết năm 2030. 

Danh sách tên các con đường ở huyện Lạc Dương

Ngoài các tuyến quốc lộ chạy qua địa phận huyện Lạc Dương, trên địa bàn toàn huyện còn được quy hoạch hệ thống các con đường liên huyện, liên xã kiện toàn. Sau đây là bảng danh sách tên các con đường ở huyện Lạc Dương nắm vai trò giao thương quan trọng của trung tâm thị trấn:

STT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Lộ giới (m)
1 PHẠM HÙNG Km 0+400 đường Lang Biang (đầu ngã ba, bên phải cổng Công an huyện Lạc Dương) Km 0+500 đường Lang Biang (tại ngã ba nhà ông Nguyễn Quang Huy, tổ dân phố Đồng Tâm) 800 9.5 22
2 LẠC LONG QUÂN Km 0+600 đường Lang Biang (ngã ba, bên phải cửa hàng vật liệu Minh Chung) Giáp đường Thăng Long (tại cống ngang qua đường nhà ông Dương Ý) 400 9.5 12
3 ĐOÀN KẾT Km 0+250 đường Bi Doúp (ngã ba, bên trái nhà nghỉ Thành Ngọc, khu phố chợ thị trấn Lạc Dương) Km 0+350 đường Bi Doúp (đường nội bộ khu phố chợ, đấu nối lại vào đường Bi Doúp) 300 7.5 7.5
4 LÊ ĐỨC THỌ Km 0+400 đường Bi Doúp (ngã ba vào nhà ông Đỗ Văn Tường) Đến cuối đường (Giao với đường Vạn Xuân) 600 6.0 15
5 ĐIỆN BIÊN PHỦ Km0+700 đường Bidoup (ngã ba trước cổng viện Kiểm sát nhân dân huyện Lạc Dương) Đến hết khu quy hoạch dân cư tổ dân phố Đăng Lèn 3.000 7.0 15
6 BON NƠR B Km 0+900 đường 19 tháng 5 (ngã ba, bên trái, trước cổng Trường Tiểu học Kim Đồng) Km 1+300 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba trước cổng Trung tâm Y tế huyện) 350 6.0 7.5
7 DUY TÂN Trước cổng nhà thờ B’Nơr C Ngã ba trước cổng Hội trường tổ dân phố Đăng Gia Rít B 900 7.5 19
8 14 THÁNG 3 Cuối đường Duy Tân (ngã ba Hội trường tổ dân phố Đăng Gia Rít B) Km 1+800 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba cống hộp số 1 đường 19 tháng 5) 2.500 7.5 12
9 NGUYỄN ĐÌNH THI Km 3+300 đường 19 tháng 5 (ngã ba, bên trái đường vào nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia) Nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia 1.500 7.5 18
10 HOÀNG CẦM Km 0+450 đường vào khu dân cư buôn Jiêng Ồt (ngã ba bên trái tuyến đường) Cuối khu dân cư hiện hữu 400 6.0 7.5
11 VĂN TIẾN DŨNG Cuối đường 19 tháng 5 (ngã ba đường Nguyễn Đình Thi) Cầu treo Đan Kia và phát triển theo dự án đường Đan Kia đi đường ĐT 722 2.800 7.5 22
12 KLONG NGƠR A Km 0+100 đường Văn Tiến Dũng (đường vào nhà ông Đa Góut Nam, nguyên Chủ tịch xã Lát) Cuối khu dân cư hiện hữu 350 6.0 7.5
13 TÂY SƠN Km 0+550 đường Đăng Gia (tại ngã ba, bên phải nhà ông Cao Anh Tú) Km 0+320 đường Hàn Mặc Tử (cầu thép B’ Nơ C) 900 7.5 7.5
14 JRIÊNG ỒT Km 0+150 đường Nguyễn Đình Thi (tại ngã ba số 1, bên trái) Cuối buôn Jiêng Ồt, tổ dân phố Đan Kia 750 7.0 7.5
15 ĐĂNG KƠR NACH Km 2+900 đường Văn Tiến Dũng (tại ngã ba, bên trái, đường vào buôn Đưng K’Nach) Cuối khu dân cư hiện hữu Đăng Kơr Nach 600 7.0 7.5
16 BON DƠNG Km 0+250 đường Vạn Xuân (tại ngã ba, bên cạnh Nhà thờ Lang Biang) Km 1+00 đường Thống Nhất (ngã ba, đường xuống Hội trường TDP Bon Đưng II) 800 7.0 7.5
17 19 THÁNG 5 Ngã tư thị trấn Lạc Dương, tiếp giáp đường Lang Biang Đường Nguyễn Đình Thi, ngã ba đường vào nhà máy nước Sài Gòn – Đan Kia 800 9.0 22
18 HÀN MẶC TỬ Km 0+200 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba, bên phải – trước cổng Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương) Đầu đường Duy Tân 200 7.0 15
19 VĂN LANG Km 0+200 đường 19 tháng 5 (tại ngã ba, bên phải – trước cổng Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương) Km 1+700 đường Bi Doúp (tại ngã ba, bên phải, đường vào hồ số 7 hiện hữu) 450 7.5 17
20 ĐĂNG GIA Km 1+100 đường Lang Biang (tại ngã ba, bên trái, cạnh Bưu điện huyện Lạc Dương) Giao với đường Duy Tân (theo đề xuất đặt tên mới, trước cổng nhà bà Hoán) 270 7.0 12

Thông tin thị trường bất động sản Lạc Dương

Trước các nguồn lực hấp dẫn từ quỹ đất tự nhiên rộng và và tiềm năng du lịch lớn,   tỉnh Lâm Đồng đã cho triển khai nhiều dự án bất động sản quy mô tại Lạc Dương. Dưới đây là một số dự án bất động sản Lạc Dương nổi bật đang triển khai và sắp được triển khai:

Các dự án bất động sản Lạc Dương đang triển khai

Charm Resort Lạc Dương - Khu đô thị nghỉ dưỡng 5 sao
Charm Resort Lạc Dương – Khu đô thị nghỉ dưỡng 5 sao
  • Tên dự án: Charm Resort Lạc Dương.
  • Vị trí tọa lạc: Trung tâm huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây nằm gần quốc lộ 27C và sở hữu hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp cư dân dễ dàng kết nối với Đà Lạt, thành phố biển Nha Trang và nhiều khu vui chơi giải trí khác như khu du lịch LangBiang, Thung Lũng Vàng, Làng Cù Lần,… 
  • Tổng diện tích quy hoạch: 120ha.
  • Quy mô dự án: Xây dựng 3 phân khu gồm khu căn hộ nghỉ dưỡng, khu shophouse thương mại và khu biệt thự view núi. Các căn biệt thự được xây dựng cảnh quan xanh, hệ thống công viên sinh thái và hồ nước ngọt bao quanh.
  • Tiện ích dự án: Hồ bơi ba tầng, hồ bơi nước mặn, hệ thống Gym – spa và nhà hàng đẳng cấp 5 sao, khu Skybar, Poolbar, khu lễ hội,…

Cùng với các tiện ích đa dạng được quy hoạch đồng bộ trong khu đô thị, Charm Resort Lạc Dương hứa hẹn kiến tạo nên không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp giữa nơi núi rừng Tây Nguyên. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng vào những dịp cuối tuần cho các du khách và hộ gia đình muốn khám phá cuộc sống thượng lưu.

Các dự án dự kiến sẽ xây dựng ở huyện Lạc Dương

Quy hoạch khu đô thị văn minh huyện Lạc Dương
Quy hoạch khu đô thị văn minh huyện Lạc Dương
  • Tên dự án: Khu đô thị đạt chuẩn văn minh Lạc Dương.
  • Quy mô quy hoạch: Toàn thị trấn lạc dương rộng 3.600ha.
  • Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
  • Mục tiêu quy hoạch: Đưa thị trấn Lạc Dương trở thành khu đô thị đạt tiêu chuẩn văn minh để tương xứng với vị thế trung tâm hành chính vùng. Đồng thời phát triển các thế mạnh sẵn có, nhất là du lịch và bất động sản.
  • Kế hoạch thực hiện: Đầu tư phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng toàn huyện. Mở rộng các tuyến giao thông quan trọng để kết nối với các tour và tuyến du lịch trọng yếu như Langbiang, Bidoup, nâng cấp quốc lộ 723 thành quốc lộ 27C,… 

Dự đoán, sau khi khu đô thị văn minh Lạc Dương được hoàn thiện, bộ mặt vùng miền có sự thay đổi lớn nhờ ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Sàn giao dịch bất động sản Lạc Dương sẽ trở nên sôi động hơn với hàng loạt các dự án nghìn tỷ phục vụ người dân địa phương và cả du khách.

Tiềm năng phát triển bất động sản huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản
Huyện Lạc Dương có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản
  • Khí hậu mát mẻ: Lạc Dương có khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm. Kiểu khí hậu đặc trưng vừa giúp hoa màu sinh trưởng tốt, vừa tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch và các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
  • Cảnh quan thiên nhiên phong phú: Huyện Lạc Dương mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Trong đó, cảnh quan rừng nguyên sinh, thác nước và đồi núi xanh rất phù hợp để đẩy mạnh du lịch sinh thái.
  • Nền văn hóa đa dạng: Địa phương có một nền văn hóa đa dạng kích thích du khách gần xa đến khám phá. Ngoài hoạt động vui chơi, nhảy múa, uống rượu cần, nhiều làng nghề ẩm thực và thủ công truyền thống cũng là một trong những sức hút lớn của Lạc Dương.
  • Nhiều khu vui chơi, giải trí: Có trên 10 khu vui chơi giải trí tại huyện Lạc Dương gây ấn tượng mạnh với du khách là khu du lịch Langbiang, Làng Cù Lần, Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà,…
  • Hạ tầng giao thông hoàn thiện: Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện lỵ không ngừng được đầu tư mở rộng với dự án nâng cấp tỉnh lộ 722, 723 và nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã khác.
  • Quỹ đất tự nhiên rộng: Toàn huyện Lạc Dương có tổng diện tích đất tự nhiên là 130.963ha. Quỹ đất này sẽ phục vụ tốt cho hàng loạt các dự án bất động sản có quy mô trên 100ha.

Bảng giá mua bán nhà đất ở huyện Lạc Dương

Vừa qua Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định điều chỉnh hệ số mua nhà đất Lạc Dương cho hai khu vực nông thôn và đô thị. Các nhà đầu tư có thể tham khảo chi tiết trong bảng thống kê sau đây:

Bảng giá đất ở nông thôn

Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000VNĐ/M2) Hệ số (lần)
Xã Lát
1 Khu vực 1 330 – 900 1.0 – 1.4
2 Khu vực 2 230 – 485 1.0
3 Khu vực 3 150 – 190 1.0

Xã Đưng K’Nớ

1 Khu vực 1 140 – 290 1.0 – 1.2
2 Khu vực 2 90 – 165 1.0
3 Khu vực 3 80 1.0

Xã Đạ Sar

1 Khu vực 1 520 – 1.250 1.2
2 Khu vực 2 175 – 965 1.0
3 Khu vực 3 150 1.0

Xã Đạ Nhim

1 Khu vực 1 525 – 1.265 1.2
2 Khu vực 2 180 – 145 1.0
3 Khu vực 3 150 1.0

Xã Đạ Chais

1 Khu vực 1 225 – 590 1.2
2 Khu vực 2 160 – 495 1.0
3 Khu vực 3 130 1.0

Bảng giá đất ở tại đô thị

STT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000VNĐ/M2) Hệ số (lần)

Thị trấn Lạc Dương

1 Đường LangBiang 4.680 – 6.450 1.2
2 Đường Nguyễn Thiện Thu 2.000 1.2
3 Đường Phạm Hùng 2.910 1.0
4 Đường Lạc Long Quân 2.900 1.0
5 Đường Tố Hữu 2.350 1.2
6 Đường Thăng Long 2.850 1.0
7 Đường Bi Đóup 800 – 5.000 1.0 – 1.2
8 Đường Văn Cao 1.350 – 1.850 1.0
9 Đường Vạn Xuân 1.780 – 3.570 1.0
10 Đường Đăng Gia 1.300 – 1.860 1.0
11 Đường 19/5 1.859 – 4.750 1.0
12 Đường Hàn Mặc Tử 1.400 – 1.470 1.0
13 Đường Đam San 1.685 1.0
14 Đường Thống Nhất 3.570 1.0
15 Đường Điện Biên Phủ 885 – 1.850 1.0
16 Đường Văn Lang 715 – 1.345 1.0
18 Các con đường còn lại 450 – 1980 1.0

Lưu ý: 

  • Bảng giá đất và mua nhà mặt tiền lạc dương chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Các nhà đầu tư muốn được báo giá chi tiết hơn cho từng lô đất, vui lòng liên hệ với công ty MoveLand. 

Mục tiêu và định hướng phát triển huyện Lạc Dương của chính phủ

  • Về kinh tế: Phát triển đồng bộ các ngành nông, lâm nghiệp và đẩy mạnh du lịch. Trong đó, mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ được nhân rộng toàn vùng và các điểm vui chơi du lịch sẽ được mở rộng để phục vụ du khách.
  • Về văn hóa – xã hội: Giữ gìn nét văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em để phục vụ nghiên cứu và du lịch. Đẩy mạnh chương trình chính sách, hỗ trợ an sinh xã hội để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tiếp tục xây dựng hệ thống trường học liên cấp và trạm y tế tại nhiều xã nghèo để nâng cao trình độ dân trí và chăm sóc sức khỏe người dân.
  • Về hạ tầng cơ sở: Mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ 722, 723, quốc lộ 27C. Bê tông hóa tất cả các tuyến đường nằm trong thị trấn và các xã nhỏ. Quy hoạch khu chợ khang trang và khu dân cư hoàn thiện.
  • Về thu hút đầu tư: Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để hấp dẫn các công ty trong và ngoài nước, nhất là tập đoàn đa quốc gia. Tập trung phê duyệt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng để phục vụ du lịch và thay đổi bộ mặt vùng miền. 

Kết luận

Huyện Lạc Dương đã và đang có những bước đi đúng đắn để phát huy sức mạnh tổng thể. Trong đó, tiềm lực phát triển du lịch và bất động sản đang được khai thác triệt để bằng hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng và khu du lịch quy mô.

Ở tương lai không xa, huyện lỵ này sẽ trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và du lịch mới của toàn tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc việc tập trung nguồn vốn vào dự án bất động sản uy tín tại Lạc Dương để tìm kiếm nguồn lợi lớn.

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Trả lời

Vietnamese English