[Năm 2023] Bản đồ hành chính, quy hoạch chi tiết tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ tin này:

Tỉnh Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, Đồng Tháp đang đi đầu trong định hướng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội với những định hướng mang tính đột phá, bền vững. Cùng với đó là sự ưu ái của vị trí địa lý đặc địa, điều kiện thiên nhiên nhiên ưu ái đã giúp thị trường bất động sản tại đây trở  như “viên ngọc sinh lời’ của giới đầu tư. Hãy cùng điểm qua quy hoạch chi tiết tỉnh Đồng Tháp và mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025 trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt
Đồng Tháp là tỉnh đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt

Tỉnh Đồng Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười cùng với tỉnh Long An và Tiền Giang. Tỉnh có diện tích  3.374 km², dân số gần 1,7 triệu người. Nhắc đến Đồng Tháp có thể kể đến những hệ thống sông, ngòi dày đặc với nhiều ao, hồ lớn. Nổi bật nhất có thể kể đến đó là Sông Tiền chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km. 

Nhờ những lợi thế về thiên nhiên, khí hậu và cong người mà nơi đây là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm của cả nước, với thế mạnh lớn về thủy – hải sản. Ngoài ra, hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú giúp người dân di chuyển dễ dàng trong khu vực và các tỉnh thành lân cận.

Đơn vị hành chính

STT TP/Huyện Mã bưu chính Dân số 2019

(người)

Diện tích 

(km²)

Mật độ dân số

 (người/km²)

1 TP. Cao Lãnh 81100 164.835 107 1.541
2 TP. Sa Đéc 81800 106.198 59,11 1.797
3 TP. Hồng Ngự 81550 76.462 121,84 628
4 Huyện Cao Lãnh 81150 197.614 491 403
5 Huyện Châu Thành 81900 146.812 246 597
6 Huyện Hồng Ngự 81500 120.571 210 574
7 Huyện Lai Vung 81750 164.240 238 690
8 Huyện Lấp Vò 81700 180.627 246 734
9 Huyện Tam Nông 81300 99.995 474 211
10 Huyện Tân Hồng 81400 75.456 311 243
11 Huyện Thanh Bình 81600 134.903 341 396
12 Huyện Tháp Mười 81200 131.791 528 250

Bảng đơn vị hành chính tỉnh Đồng Tháp

Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Đồng Tháp có đường biên giới giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia) dài 48km với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi như:

  • Phía đông: Giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
  • Phía tây: Giáp tỉnh An Giang
  • Phía nam: Giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
  • Phía bắc: Giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp còn có hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54, quốc lộ N1, N2 giúp thuận tiện cho việc di chuyển từ Đồng Tháp đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.  

Điều kiện tự nhiên

Sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp dài 132km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn. Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, còn vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm. 

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thông thường, mùa mưa từ tháng  5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1240 –1450 mm và thường tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa trong năm. 

Dân cư

Theo số liệu ước tính tổng dân số của tỉnh Đồng Tháp là trên 1,6 triệu người. Trong đó người Kinh chiếm khoảng 99,3% còn lại là người Khmer và người Hoa. Mật độ dân số đạt 495 người/km², trong số đó dân số thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh và dân số sống tại nông thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số. 

Tỷ lệ cân bằng dân số giữ ở mức khá ổn định với dân số nam đạt 799.230 người và dân số nữ đạt 800.274 người. Đồng Tháp là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người khá cao so với cả nước, ước tính trong năm 2020 đạt 47 triệu đồng/người, khu vực thành thị là 51 triệu đồng/người và khu vực nông thôn là 45,6 triệu đồng/người.

Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Đồng Tháp được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch, cụ thể như sau:

  • Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất đa dạng như đất phù sa, đất phèn, đất xám. Trong số đó, tỷ lệ đất phù sa chiếm số lượng lớn với 50%, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. 
  • Tài nguyên nước: Tỉnh Đồng Tháp sở hữu hệ thống kênh, rạch, sông ngòi chằng chịt với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ. Hệ thống khoảng 1000 kênh rạch lớn nhỏ không chỉ giúp phát triển giao thông thuận lợi mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc chống ngập úng, thoát lũ và đưa nước vào đồng dễ dàng hơn.
  • Tài nguyên rừng: Đồng Tháp có hơn 10.000 ha rừng tràm cùng hệ thực vật, động vật phong phú tạo nên một hệ sinh thái rừng và sự đa dạng sinh học.
  • Tài nguyên khoáng sản: Đồng Tháp có các loại khoáng sản như sét gạch ngói, sét cao lanh, than bùn… phân bố tại  huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
  • Tài nguyên du lịch: Tỉnh Đồng Nai nổi bật với du lịch sinh thái, du lịch vì tại đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đặc trưng vùng miền. Bên cạnh đó, tỉnh còn giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị…là tiềm năng lớn để phát triển du lịch tại vùng đất này. 
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng giúp phát triển nhiều ngành nghề
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng giúp phát triển nhiều ngành nghề

Kết cấu hạ tầng 

Tỉnh Đồng Tháp chú trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đất phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là những điểm nổi bật trọng kết cấu hạ tầng của tỉnh:

  • Giao thông: Hệ thống giao thông thuận lợi với 3 quốc lộ đó là quốc lộ 30, quốc lộ 80 và quốc lộ 54. Cùng với đó là mạng lưới giao thông trên sông dày đặc giúp việc di chuyển từ Đồng Tháp đến TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu  Long và các tỉnh của Campuchia dễ dàng hơn.
  • Điện: Năm 2020, Điện lực Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng và sửa chữa hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 250 tỷ đồng. Hiện công ty đang quản lý, vận hành ổn định và an toàn 20 tuyến đường dây 110kV. Tổng chiều dài đường dây 263 km. Tổng dung lượng là 858 MVA. Hơn 589.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ, 99,99% hộ dân có điện. – Nước: Hệ thống nước sạch của tỉnh Đồng Tháp do công ty cổ phần cấp nước và môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp (Dowasen) chịu trách nhiệm. Lượng nước luôn đảm bảo sạch, người dân có thể chủ động được nguồn nước.
  • Cầu, đường: Trong những năm gần đây, sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện nhiều công trình nâng cấp, đầu tư xây mới các tuyến đường như đường vành đai ĐT848 giai đoạn 2, Hoàng Sa, ĐT845 Mỹ An – Trường Xuân… Bên cạnh đó cũng thực hiện việc bảo trì đường bộ, sửa chữa cầu đường kịp thời khi bị hư hỏng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
  • Giáo dục đào tạo: Tỉnh Đồng Tháp có 172 trường mẫu giáo, 321 trường Tiểu học, 130 trường Trung học cơ sở, 41 trường Trung học phổ thông, 12 trường phổ thông cơ sở, 2 trường trung học phổ thông chuyên, 4 trường Đại học và Cao đẳng, 1 trường chính trị, 1 trường quân sự.
  • Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh cũng được nâng cao, ngầm hóa trên 90%. Điều này mang lại tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng của thời tiết như mưa bão, cây đổ đứt cáp, xung đột… Bên cạnh đó, hệ thống xử lý rác thải, nước thải cũng được chú trọng, đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xã hội

Việc huy động nguồn lực xã hội đã đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là thu hút nguồn lực xã hội. Theo thống kê, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động trong giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 83.516 tỷ đồng, chiếm 22,3% GRDP của tỉnh. Lĩnh vực văn hóa – xã hội được chú trọng, gắn kết hài hòa với việc phát triển kinh tế. 

Bản đồ hành chính và Thông tin quy hoạch

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đồng Tháp:

  • Thành phố (3): Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự
  • Huyện (9): Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành

Bản đồ giao thông tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ giao thông tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ giao thông tỉnh Đồng Tháp
  • Đường bộ: Tỉnh Đồng Tháp có tuyến quốc lộ 30, 54, 80 và N2 giúp việc di chuyển nhanh chóng, thông suốt, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội.
  • Đường thủy: Sở hữu 02 bến cảng bên bờ Sông Tiền giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, thuận lợi trong việc di chuyển qua Campuchia.
  • Cửa khẩu: Đồng Tháp có 07 cửa khẩu, trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng).

Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ thành phố Cao Lãnh

Bản đồ thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Cao Lãnh
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Cao Lãnh

Thành phố Cao Lãnh có 15 đơn vị hành chính cấp phường, xã trực thuộc, bao gồm:

  • Phường (8): Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 6, Phường 11, Hòa Thuận, Mỹ Phú.
  • Xã (7): Hòa An, Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới.

Bản đồ thành phố Sa Đéc

Bản đồ thành phố Sa Đéc
Bản đồ thành phố Sa Đéc
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Sa Đéc
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Sa Đéc

Thành phố Sa Đéc có 9 đơn vị hành chính cấp phường, xã trực thuộc, bao gồm:

  • Phường (6):  Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, An Hòa, Tân Quy Đông.
  • Xã (3): Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông, Tân Quy Tây.

Bản đồ thành phố Hồng Ngự

Bản đồ thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hồng Ngự
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hồng Ngự

Thành phố Hồng Ngự có 7 đơn vị hành chính cấp phường, xã trực thuộc, bao gồm:

  • Phường (5): An Bình A, An Bình B, An Lạc, An Lộc, An Thạnh.
  • Xã (2): Bình Thạnh, Tân Hội.

Bản đồ huyện Hồng Ngự

Bản đồ quy hoạch huyện Hồng Ngự
Bản đồ quy hoạch huyện Hồng Ngự

Dựa trên bản đồ thị xã Hồng Ngự có thể thấy 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Thường Thới Tiền.
  • Xã (9): Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Thường Lạc, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A.

Bản đồ huyện Tam Nông

Bản đồ quy hoạch huyện Tam Nông
Bản đồ quy hoạch huyện Tam Nông

Huyện Tam Nông có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Tràm Chim.
  • Xã (11): An Hòa, An Long, Hòa Bình, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính.

Bản đồ huyện Thanh Bình

Bản đồ quy hoạch huyện Thành Bình tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch huyện Thành Bình tỉnh Đồng Tháp

Huyện Thanh Bình có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Thanh Bình.
  • Xã (12): An Phong, Bình Thành, Bình Tấn, Phú Lợi, Tân Bình, Tân Hòa, Tân Huề, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Phú, Tân Quới, Tân Thạnh.

Bản đồ huyện Cao Lãnh

Bản đồ quy hoạch huyện Cao Lãnh
Bản đồ quy hoạch huyện Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Mỹ Thọ 
  • Xã (17): An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Gáo Giồng, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Hội Trung, Tân Nghĩa.

Bản đồ huyện Tháp Mười

Bản đồ quy hoạch huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Huyện Tháp Mười có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Mỹ An 
  • Xã (12): Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ, Trường Xuân.

Bản đồ huyện Lấp Vò

Bản đồ quy hoạch huyện Lấp Vò
Bản đồ quy hoạch huyện Lấp Vò

Huyện Lấp Vò có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Lấp Vò
  • Xã (12): Bình Thành, Bình Thạnh Trung, Định An, Định Yên, Hội An Đông, Long Hưng A, Long Hưng B, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Tân Khánh Trung, Tân Mỹ, Vĩnh Thạnh.

Bản đồ huyện Lai Vung

Bản đồ quy hoạch huyện Lai Vung
Bản đồ quy hoạch huyện Lai Vung

Huyện Lấp Vò có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Lai Vung 
  • Xã (11): Định Hòa, Hòa Long, Hòa Thành, Long Hậu, Long Thắng, Phong Hòa, Tân Dương, Tân Hòa, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới.

Bản đồ huyện Châu Thành

Bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

Huyện Châu Thành có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn (1): Cái Tàu Hạ
  • Xã (11): An Hiệp, An Khánh, An Nhơn, An Phú Thuận, Hòa Tân, Phú Hựu, Phú Long, Tân Bình, Tân Nhuận Đông, Tân Phú, Tân Phú Trung.

Thông tin thị trường Bất động sản tỉnh Đồng Tháp

Thị trường bất động sản vùng ven TP.Hồ Chí Minh đang chiếm ưu thế, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ như Đồng Tháp đang sở hữu quỹ đất dồi dào và chi phí có phần mềm hơn so với nhiều tỉnh thành khác của cả nước. Bất động sản tỉnh Đồng Tháp là thị trường mới nổi ở khu vực Tây Nam Bộ những đã thu hút nhiều sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. 

Nguyên nhân là do vị trí địa lý của tỉnh thuận lợi, giao thông ngày càng được nâng cấp và kết nối thuận tiện. Quỹ đất sạch ở tỉnh Đồng Tháp dồi dào, giá rẻ, do đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm được được vị trí đẹp, đắt giá với diện tích rộng rãi. Theo nhận định của các chuyên gia tư vấn bất động sản, giá đất tại trung tâm thành phố tỉnh Đồng Tháp đang có chiều hướng tăng dần trong thời gian qua. 

Mặc dù giá trị bất động sản tại khu vực Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung vẫn chưa thể sánh ngang với các điểm nóng nhưng vẫn ở mức hấp dẫn rõ rệt từ cuối năm 2018. Cụ thể, mới đây có tập đoàn FLC khởi công dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec trong ngày 21/7/2019 tại Sa Đéc. 

Ngoài ra còn có những dự án từ những “anh cả” trong thị trường bất động sản như Vingroup với dự án TTTM Vincom Plaza Cao Lãnh, TNG Holdings Việt Nam đề xuất đầu tư hai dự án Khu dân cư phường 4 – Hòa An, TP. Cao Lãnh (giai đoạn 2) và Khu dân cư trục phố chính đô thị thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình. Đây là những bước tiến lớn giúp thị trường bất động sản tại khu vực Tây Nam Bộ đang có xu hướng triển vọng khá rõ nét.

Các dự án bất động sản lớn ở Đồng Tháp 

Những dự án đã, đang và sắp đưa vào hoạt động là động lực lớn để thúc đẩy, tạo cơ hội cho nền kinh tế Đồng Tháp tiếp tục khởi sắc hơn nữa trong tương lai. 

Các dự án lớn hiện tại ở Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp tập trung nhiều dự án có quy mô lớn như các khu công nghiệp, các dự án bất động sản, có thể kể đến như sau:

Các khu công nghiệp lớn tại tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp tính đến thời điểm này có 16 khu công nghiệp (KCN), tập trung ở các huyện/thị xã như Cao Lãnh, Lai Vung, Tam Nông, Châu Thành, Hồng Ngự… Nổi bật trong số đó là 02 khu công nghiệp Trần Quốc Toản và Tâm Kiều có quy mô lớn. Những ngành nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gồm công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, phân bón thực vật, chế biến nông, thủy sản, may mặc, điện tử… Cụ thể như sau:

  • Khu công nghiệp Trần Quốc Toản: KCN Trần Quốc Toản với những tiềm năng sẵn có và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đã giúp khu vực này ngày càng hoàn thiện, khẳng định là nơi đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. KCN đến nay đã thu hút nhiều nhà đầu tư với các ngành nghề được cho là thế mạnh của khu vực.
  • Khu công nghiệp Tân Kiều: KCN Tân Kiều có diện tích quy hoạch hơn 148 ha. Điểm mạnh của KCN đó là có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi. Hai KCN này đã hoàn thành hệ thống hạ tầng, sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. 

Các dự án bất động sản thu hút nhất tại tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp có nhiều dự án bất động sản, tuy nhiên để đánh giá dự án có sức hút lớn nhất thì không thể không nhắc đến 04 dự án dưới đây:

  • FLC Lavista Sa Đéc: Đây là một trong bốn dự án của FLC đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp. Dự án có quy mô 15ha, tọa lạc tại phường Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc, được chia thành 2 phân khu chức năng đó là khu nhà phố thương mại và tổ hợp shop villa. FLC Lavista Sa Đéc có chuỗi tiện ích cao cấp, được định hướng trở thành nơi điểm du lịch, dịch vụ, trung tâm mua sắm giải trí lý tưởng.
  • Khu dân cư Les Villa: Tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành, ngay trung tâm thị xã Sa Đéc, thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ. Khu dân cư Les Villa gồm 13 nhà liên kế, 6 biệt thự song lập, 2 biệt thự đơn lập. Diện tích đất mỗi nhà từ 80m2 – 197m2 với thiết kế hiện đại, sang trọng, đẳng cấp, mang lại cuộc sống tiện nghi và thanh bình cho các cư dân tương lai. 
  • Khu dân cư cao cấp Royal Town: Tọa lạc trên mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Từ Royal Town có thể di chuyển dễ dàng đến những tiện ích ngoại khu, đồng thời tại đây cũng được đầu tư chỉn chu mang lại lựa chọn an cư lý tưởng cho khách hàng. 
  • Vincom shophouse Sa Đéc: Trong dự án của Vincom Sa Đéc gồm tổ hợp thương mại với các sản phẩm như bệnh viện VinMec, khu thương mại Vincom… đem đến cuộc sống hoàn mỹ cho quý khách hàng khi sở hữu bất động sản tại đây.
Bất động sản tỉnh Đồng Tháp đang thu hút nhiều nhà đầu tư
Bất động sản tỉnh Đồng Tháp đang thu hút nhiều nhà đầu tư

Các dự án bất động sản dự kiến sẽ xây dựng ở Đồng Tháp

Tập đoàn T&T sẽ triển khai đầu tư xây dựng 8 dự án bao gồm khu đô thị, khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu công nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể đó là quy hoạch chung thị trấn Tràm Chim và vùng phụ cận (3.800 ha), khu đô thị mới An Lạc 1 huyện Cao Lãnh (50ha), khu hỗn hợp thương mại dịch vụ và tài chính Cao Lãnh (1ha), khu đô thị mới An Lạc 2 tại TP.Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh (44ha). 

Những dự án sẽ xây dựng tại tỉnh Đồng Tháp đều mang tính chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng tỉnh trở thành khu vực đi đầu trong lĩnh vực kinh tế – du lịch. Bên cạnh đó, trong năm 2021 Đồng Tháp sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 6 dự án giao thông trọng điểm. 

Các dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng như hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, đường ĐT 849 giai đoạn 1, đường Sở Tư pháp kết nối đường Tân Việt Hoà, sửa chữa đường ĐT 844 đoạn từ An Long đến thị trấn Tràm Chim (đoạn từ cầu Tổng Đài đến đường Nguyễn Văn Tre), đường ĐT 846 đoạn từ Tân Nghĩa đến Quốc lộ 30, nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự (giai đoạn 2).

Các lĩnh vực khác

Nhờ những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người mà tại tỉnh Đồng Tháp phát triển được đa dạng các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, du lịch – dịch vụ, cụ thể như sau:

Về du lịch – dịch vụ

Với sự ưu ái của thiên nhiên, tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng với các điểm du lịch sinh thái như Vườn Quốc gia Tràm Chim, làng hoa Sa Đéc, khu du lịch Xẻo Quýt, khu du lịch Gáo Giồng… Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang định hình và thu hút khách tham quan du lịch nông nghiệp, phát triển tham quan các vườn cây ăn trái, du lịch homestay. 

Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ đầu tư trọng tâm, phát triển, hoàn chỉnh các sản phẩm du lịch. Tỉnh hướng đến việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, kết hợp với tổ chức sự kiện, lễ hội du lịch. 

Các khu vực tỉnh Đồng Tháp hướng đến trong phát triển du lịch – dịch vụ đó là Vườn Quốc gia Tràm Chim (H.Tam Nông), Gáo Giồng (H.Cao Lãnh), cồn Đông Giang (TP.Sa Đéc) và những nơi có tiềm năng trong tương lai.

Về nông nghiệp

Tỉnh Đồng Tháp giàu tiềm năng nông nghiệp, người dân đã chuyển từ tư duy làm nông nghiệp lấy sản lượng làm lợi nhuận sang hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, chất lượng. Hoạt động xuất khẩu có nhiều thuận lợi, hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng tốt, nổi bật nhất là thủy sản, gạo và sản phẩm may mặc. 

Đồng Tháp đang phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đồng Tháp đang phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về công nghiệp

Công nghiệp là ngành giữ vai trò động lực trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp. Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 là theo hướng hiện đại, tăng trưởng sâu, đến năm  2045 Đồng Tháp phấn đấu trở thành tỉnh có ngành công nghiệp phát triển hiện đại. 

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục điều chỉnh quy hoạch bố trí không gian công nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao và ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng Tháp ưu tiên phát triển các ngành sử dụng công nghệ sạch, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.

Phát triển kinh tế bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế mà Đồng Tháp hướng đến. Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp địa phương, tỉnh chủ trương khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Văn hóa lễ hội

Tỉnh Đồng Tháp thường tổ chức những sự kiện văn hóa – lễ hội vừa để thu hút du lịch vừa củng cố bản sắc riêng của tỉnh. Gần đây tỉnh đã tổ chức thành công tuần lễ Văn hóa du lịch năm 2021 với chủ đề “Sa Đéc phố và hoa”. Tuần lễ văn hóa được diễn ra với nhiều sự kiện như triển lãm ảnh đẹp, hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, biểu diễn nghệ thuật diễu hành đường phố…

Mục tiêu và định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế – xã hội 05 năm (2021 – 2025) là xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng gắn liền với yếu tố thị trường, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, tỉnh cũng định hướng phát triển nông – công – thương trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập, từng bước gia tăng chuỗi sản phẩm theo hướng toàn cầu hóa. 

Tỉnh Đồng Tháp định hướng mức tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 tăng 7,5%. Trong đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 10,2%, khu vực thương mại – dịch vụ tăng 8,8%; GRDP/người đạt 92 triệu đồng (tương đương 3.434 USD). 

Trong nghị quyết định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025 cũng thống nhất về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2021 từ nguồn ngân sách nhà nước. Vốn cân đối ngân sách địa phương là 3.381 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 1.263 tỷ đồng (vốn trong nước 953 tỷ đồng, vốn nước ngoài (ODA) 310 tỷ đồng). Nhiệm vụ và giải pháp của từng ngành cụ thể như sau:

  • Về kinh tế: Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển du lịch trên nền tảng nông nghiệp. 
  • Về xã hội: Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng toàn diện, hiện đại, chuẩn hóa, xã hội hoá và hội nhập quốc tế. Đa dạng hóa các thị trường lao động, xác định phân khúc và nhu cầu, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân, xây dựng nền văn hóa và con người năng động, sáng tạo…
  • Về khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường: Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tài nguyên, thực hiện hiệu quả về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, rà soát việc quản lý, sử dụng đất công. Nâng cao năng lực giám sát về môi trường, dự phòng và xử lý kịp thời các nguyên nhân có nguy cơ gây ô nhiễm, ngăn chặn vi phạm về môi trường.
  • Về hạ tầng giao thông: Đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông, tạo nền tảng kết nối và phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch gắn kết hài hòa với phát triển đô thị. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ, đầu tư các công trình giao thông trọng điểm.
  • Về phát triển đô thị: Song song với việc phát triển, nâng cấp đô thị, tập trung thực hiện hoàn chỉnh lại quy chế quản lý không gian cảnh quan, kiến trúc tại tỉnh.
Lựa chọn Moveland là quyết định đúng đắn của các chủ đầu tư tại Đồng Tháp
Lựa chọn Moveland là quyết định đúng đắn của các chủ đầu tư tại Đồng Tháp

Tổng kết

Qua những thông tin trên có thể thấy tỉnh Đồng Tháp đã, đang và sẽ phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai không xa. Đặc biệt hiện nay, xu hướng đầu tư bất động sản đang dần chuyển từ thành phố lớn về thị trường các tỉnh thành lân cận, những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất nhiều và tiềm ẩn nhiều cơ hội khai. 

Nhờ tiềm lực sẵn có, tỉnh Đồng Tháp đang trở thành điểm đến mới của giới đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội này trong khi những thị trường vốn thu hút nhiều khách du lịch đang bão hòa thì các khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp dự báo sẽ thu hút nhiều du khách hơn, từ đó làm gia tăng nhu cầu về bất động sản.

Những loại hình bất động sản tại tỉnh Đồng Tháp như shophouse, shop villa đều nằm trong các dự án được quy hoạch đồng bộ, bài bản, có vị trí tốt, gia thông thuận tiện. Đây không chỉ là cơ hội để sở hữu một nơi an cư tiện nghi, hiện đại mà còn là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn.

Để tìm hiểu rõ hơn về những dự án bất động sản tại tỉnh Đồng Tháp, quý khách hàng cần lựa chọn một kênh thông tin bất động sản trực tuyến uy tín, chất lượng. MoveLand.vn là kênh thông tin, sàn tư vấn bất động sản xuất sắc được sự tin cậy của nhiều khách hàng và chủ đầu tư. 

Được phát triển bởi công ty TNHH MoveLand – thương hiệu bất động sản uy tín trong nhiều lĩnh vực nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp, sàn giao dịch bất động sản, đại lý bất động sản uy tín… tại Moveland.vn quy khách hàng có thể mua bán nhà đất, ký gửi bất động sản một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.

Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với quý khách hàng và các nhà đầu tư. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về bản đồ tỉnh Đồng Tháp, quy hoạch chi tiết tỉnh Đồng Tháp hoặc những tỉnh thành khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Trả lời

Vietnamese English